Chuyên mục: Tin tức
Macbook MDM là gì ???
MDM là gì? Cách tắt thông báo của MDM trên MacBook
Chúng ta thường vẫn hay nghe cụm từ MDM khi sử dụng Macbook. Khi vừa cài lại hệ điều hành Mac OS sẽ xuất hiện màn hình kích hoạt “Remote Management” hoặc thỉnh thoảng trên màn hình hay xuất hiện thông báo “Device Enrollment” thì chắc chắn chiếc Mac của bạn đã bị dính MDM (Còn hay gọi là máy có profile).
Vậy thật ra MDM (hoặc Profile) là gì? Cách khắc phục nó như thế nào? Cùng tìm hiểu với Macstore qua nội dung này nhé.
MDM là gì?
Các công ty, tổ chức lớn hay mua từ Apple một số lượng lớn máy MacBook để cho nhân viên của họ có thể sử dụng ngay mà không cần cài đặt quá nhiều.
MDM (Mobile Device Management) chính là một chương trình giúp quản lý các máy MacBook đó thuộc về công ty, tổ chức của họ.
MDM giúp các quản trị viên (hay còn gọi là Administrator) có thể thiết lập nhanh những chiếc MacBook cho nhân viên của họ có thể sử dụng ngay. Hạn chế vấn đề nhân viên chỉnh sửa sâu vào các thiết lập gây ra lỗi phần mềm, thắt chặt bảo mật của máy để phòng ngừa lộ dữ liệu.
MDM hoạt động như thế nào?
Ngay khi kích hoạt một chương trình gọi là DEP (Device Enrollment Program) trong máy, nó sẽ được thực thi giúp kiểm tra xem máy đó có thuộc diện quản lý bởi công ty hoặc tổ chức nào hay không thông qua số Serial Number trên mỗi máy MacBook với Server của Apple. Nếu như Serial Number trùng khớp sẽ kích hoạt ngay chương trình MDM.
Vậy thì MDM có ảnh hưởng đến quá trình sử dụng không?
Thực tế thì MDM chỉ giúp các công ty, tổ chức quản lý các máy MacBook của họ cung cấp cho nhân viên. Tất cả quyền lợi từ Apple như bảo hành vẫn được chấp thuận hoàn toàn bình thường.
Nhưng nếu MDM không được xác nhận bởi tài khoản của nhân viên trong công ty hoặc tổ chức, điều đó sẽ gây phiền hà cho người sử dụng. Bởi các thông báo sẽ xuất hiện thường xuyên gây phiền phức cho người sử dụng.
Ngoài ra còn có một số rất ít MDM (Profile) hơi khó chịu, nó sẽ tự động thiết lập và cấu hình máy theo chính sách của công ty.
Cách khắc phục MDM? Cách ẩn thông báo Device Enrollment như thế nào?
Bước 1: Ở bước kích hoạt máy, bạn hãy ngắt kết nối WIFI để tránh quá trình kiểm tra Serial Number của Apple gây ra tình trạng bắt buộc đăng nhập tài khoản của công ty, tổ chức mới cho kích hoạt máy. Bạn hãy kích hoạt máy đến khi vào màn hình của hệ điều hành Mac OS, nhấn Continue để tiếp tục không kết nối WIFI nào nhé.
Bước 2: Khởi động lại máy và nhấn giữ nút Command + R để vào chế độ Recovery.
Bước 3: Trên thanh Menu chọn Utilities và mở Terminal.
Bước 4: Tắt SIP (System Integrity Protection) bằng cách gõ lệnh.
Bước 5: Khởi động lại máy và vào lại hệ điều hành Mac OS.
Bước 6: Mở Terminal trong máy lên và gõ:
#! /bin/bash
sudo rm /System/Library/LaunchAgents/com.apple.ManagedClient*
sudo rm /System/Library/LaunchDaemons/com.apple.ManagedClient*
Đối với hệ điều hành Catalina thì copy hết tất cả dòng lệnh dưới đây bỏ vào terminal:
sudo mkdir /System/Library/LaunchAgentsDisabled;
sudo mkdir /System/Library/LaunchDaemonsDisabled;
sudo mv /System/Library/LaunchAgents/com.apple.ManagedClientAgent.agent.plist /System/Library/LaunchAgentsDisabled;
sudo mv /System/Library/LaunchAgents/com.apple.ManagedClientAgent.enrollagent.plist /System/Library/LaunchAgentsDisabled;
sudo mv /System/Library/LaunchDaemons/com.apple.ManagedClient.cloudconfigurationd.plist /System/Library/LaunchDaemonsDisabled;
sudo mv /System/Library/LaunchDaemons/com.apple.ManagedClient.enroll.plist /System/Library/LaunchDaemonsDisabled;
sudo mv /System/Library/LaunchDaemons/com.apple.ManagedClient.plist /System/Library/LaunchDaemonsDisabled;
sudo mv /System/Library/LaunchDaemons/com.apple.ManagedClient.startup.plist /System/Library/LaunchDaemonsDisabled
Vậy là bạn đã ẩn thông báo Device Enrollment thành công. Và tắt được MDM trong hệ điều hành.
Lưu ý: Mỗi khi bạn cài lại hoặc update hệ điều hành mới sẽ phải làm lại các bước như trên để không bị dính MDM nhé.
Chúc các bạn thành công!
Hướng dẫn sử dụng touch bar !!!
Trong bài viết này, MacUS sẽ giải đáp cho các bạn về tính năng thú vị đã được Apple trang bị trên những dòng laptop đắt tiền nhất của hãng? Liệu nó có đáng bị chỉ trích như những gì mà người khác hay phản ứng? Mong rằng tips sau đây sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi đó.
Touch Bar là một trong những sáng kiến gây tranh cãi nhiều nhất trên các dòng MacBook gần đây. Được bố trí phía trên hàng phím số, thay thế cho dãy chức năng (ESC, F1 – F12), nhưng phần lớn mọi người sẽ không dùng Touch Bar. Một số ít còn công khai chỉ trích.
Cũng đúng thật. Với dân chuyên nghiệp, nhất là lập trình viên, việc thiếu phím cứng ESC và các nút chức năng quả là một cực hình. Chưa kể đến việc bạn có thể vô tình chạm vào Siri khi phải thường xuyên ấn nút Delete.
Nhưng dù yêu, dù ghét thì cũng phải chấp nhận một sự thật: Apple đã trang bị Touch Bar trên tất cả các dòng MacBook đắt tiền nhất (15 inch), không có option nào để quay lại hàng Fn cũ. Vì thế, thay vì tiếp tục than vãn, chúng ta nên tìm cách thích nghi với công nghệ này.
Khi bạn đã quen với Touch Bar, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, đặc biệt là trên các app có hỗ trợ như Adobe Photoshop hay Microsoft Offfice. Dưới đây là top 40 tuyệt chiêu với Touch Bar.
Các thao tác cơ bản
1. Nhìn xuống
Là một người gõ 10 ngón thành thạo, bạn sẽ không bao giờ phải nhìn xuống bàn phím. Trong khi đó, Touch Bar vẫn đang miệt mài đưa ra các gợi ý, hướng dẫn theo những gì bạn đang làm.
Vì vậy, hãy tập thói quen nhìn xuống Touch Bar khi bạn đang vướng mắc, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với kết quả nó mang lại.
2. Điều chỉnh các setting chỉ với một lần chạm
“Tôi phải ấn quá nhiều lần trên thanh Touch Bar để điều chỉnh tăng giảm độ sáng, đèn bàn phím, âm thanh …”
Trong khi đó, bạn chỉ cần ấn giữ vào biểu tượng chức năng tương ứng, thanh trượt sẽ hiện lên. Kéo trái và kéo phải để tăng hoặc giảm. Cuối cùng thả tay ra và mọi thứ sẽ trở lại bình thường.
3. Tùy chỉnh Control Strip
Phần hiển thị trên Touch Bar được chia làm hai phần.
Bên trái gọi là “App Controls”. Nó thay đổi liên tục theo App và thao tác mà bạn đang sử dụng. Bên phải là “Control Strip”, chứa các nút chức năng (âm lượng, độ sáng, đèn phím…). Phần này luôn luôn hiển thị.
Để tùy biến “Control Strip”, ta vào System Preference > Keyboard > Customize Touch Bar. “Control Strip” có 2 chế độ: mở rộng và thu gọn. Ấn vào nút mũi tên trên thanh Touch Bar để chuyển đổi giữa chúng.
4. Tùy chỉnh App Controls
Một trong những ứng dụng cho phép bao gồm: Finder, Mail, Safari, thậm chí là một vài app của bên thứ 3 như Photoshop. Ấn View > Customize Touch Bar để xem ứng dụng của bạn có hỗ trợ cho chỉnh App Controls hay không.
5. Không bấm nhầm nút Siri nữa
6. Chuyển tab để có thêm nhiều công cụ hơn
Ví dụ mặc định ở app Preview, chỉ có nút xoay trái – xoay phải hiện ra. Nhưng nếu ấn vào nút mũi tên ở App Controls, nó sẽ hiện thêm nhiều chức năng như chọn, đánh dấu (Highlight) và chỉnh sửa ảnh (Markup)
7. Nghe gọi điện thoại
Khi có cuộc gọi đến, Touch Bar sẽ hiển thị tên và số người gọi. Bạn cũng có thể chọn trả lời hay từ chối chỉ với một cú chạm.
8. Các nút F1 – F12 không mất
Với cài đặt mặc định, chỉ cần bạn giữ Fn chúng sẽ hiện ra
Gõ và chỉnh sửa văn bản
9. Tiên đoán từ
Trên iPhone, khi bạn gõ một vài chữ, bàn phím sẽ tự gợi ý cho bạn toàn bộ từ đó (hoặc các từ tiếp theo có thể). Touch Bar cũng có thể làm vậy.
Ở bất cứ app nào khi bạn đang gõ văn bản, chỉ cần ấn vào biểu tượng bàn phím ở bên trái “Control Strip”. Chế độ tiên đoán từ sẽ hiện ra cho đến khi bạn ấn nút mũi tên phải để ẩn nó đi.
7 Lí do bạn nên chọn Macbook
Apple luôn dẫn đầu trong phân khúc laptop cao cấp. Vậy đâu là lí do giúp Apple có được vị trí này và điều gì đã khiến người dùng luôn nghĩ về MacBook khi lựa chọn các sản phẩm laptop ở phân khúc này. Bài viết ” 7 lí do bạn nên chọn MacBook” sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
1. Dẫn đầu về thiết kế
Lần đầu tiên Steve Jobs ra mắt chiếc MacBook đầu tiên, nó đã thay đổi hoàn toàn tiêu chuẩn thiết kế của thị trường lapttop. Có thể nói thiết kế của MacBook là thiết kế tối giản mang đến vẻ sang trọng và đẳng cấp cho người dùng. Với MacBook Pro chúng ta có thiết kế nguyên khối mạnh mẽ còn với MacBook Air chúng ta sở hữu mỏng nhẹ và thanh lịch.

2. Trải nghiệm TrackPad tuyệt vời
TrackPad là một trong những ưu điểm nổi bật nhất của MacBook và có thể nói, hiện tại vẫn rất khó tìm được trackpad nào trên các mẫu máy tính Windows có thể so sánh được với chất lượng trackpad trên Macbook. Các thao tác trên TrackPad luôn tạo cho bạn cảm giác thoải mái cũng như với độ nhạy đến tuyệt vời khi tương tác trên màn hình. Nếu như bạn quên chuột khi dùng Macbook thì bạn hoàn toàn có thể an tâm bởi TrackPad hoàn toàn có thể giúp bạn thực hiện các thao tác của chuột, thậm chí nếu đã dùng trackpad trên MacBook, bạn có thể không muốn dùng đến con chuột nữa.

3. Khả năng xử lí dữ liệu
MacBook được tích hợp ổ cứng SSD cho tốc độ xử lí và chuyển đổi dữ liệu diễn ra rất nhanh chóng. Do không phải vận hành các chi tiết cơ học bên trong và cơ chế làm việc tối ưu nên ổ cứng SSD sẽ mang lại hiệu suất cao hơn so với HDD. C Nếu một máy tính sử dụng ổ cứng SSD sẽ có tốc độ khởi động / tắt và mở ứng dụng nhanh hơn rất nhiều so với máy tính sử dụng ổ cứng thông thường. Thêm nữa ổ SSD sử dụng bộ nhớ flash tức là nó có thể lưu giữ thông tin của người dùng ngay cả khi điện bị tắt.
Về độ bền: Ổ cứng SSD không sử dụng cơ chế cơ học nên nó sẽ giữ được dữ liệu an toàn trong trường hợp máy tính hoặc thiết bị lưu trữ bị tác động ngoại lực vào. Hầu hết các ổ cứng HDD thông thường sẽ bị hư hại nếu bị va chạm quá mạnh.

4. Bạn sẽ chẳng bao giờ phải lo lắng về virus
Có một điều không thể chối cãi, Windows có lượng người dùng lớn hơn so với Mac. Nhưng đồng nghĩa với đó là những rủi ro bị tấn công bởi virus luôn thường trực. Ngược lại, Mac dù không cài những phần mềm bảo mật thì chúng vẫn ít bị nhiễm những mã hay virus độ hại hơn Windows. Đây thực sự là một ưu điểm nổi trội của Mac so với những dòng máy tính xách tay khác.
5. Ổn định
Có một điều chắc chắn khi sử dụng Mac rồi bạn sẽ nhận ra rằng so với máy tính Windows, Mac chạy ổn định và mượt hơn rất là nhiều, nó cũng ít bị treo hay khựng hình nữa. Bạn có thể thấy rõ điều này nếu đã từng dùng iPhone với iOS. Các hệ điều hành được xây dựng bởi Apple luôn có độ ổn định rất cao cùng sự hỗ trợ tối đa từ nhà phát triển. Càng về lâu dài ưu điểm này càng thể hiện rõ.
6. Thời lượng pin
Điểm mạnh của các dòng MacBook là thời lượng pin lớn, điểm này đặc biệt hữu ích đối với những người hay di chuyển và làm việc bên ngoài. Đối với các công việc văn phòng cơ bản bạn sẽ thoải mái sử dụng cả ngày dài. Và trong các dòng của MacBook thì MacBook Air có thời lượng dùng pin lâu nhất có thể lên đến 10 giờ sử dụng. Đặc biệt nếu bạn biết cách sử dụng pin đúng cách thì tuổi thọ pin của máy sẽ tăng đáng kể.
7. Phần mềm đi kèm
Các phần mềm tích hợp trên MacBook như iMovie, Garage Band và Image Capture cho trải nghiệm khá tốt và giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa video, tạo nhạc hoặc truyền hình ảnh. Chúng cho khả năng làm việc tốt hơn rất nhiều so những phần mềm được sẵn trên máy tính Windows. Thêm nữa nếu bạn cần sử dụng Windows thì bạn hoàn toàn có thể chạy cả 2 hệ điều hành trên MacBook nhưng sẽ rất khó khăn nếu bạn làm điều tương tự trên các máy Windows.
Tổng hợp thủ thuật trên Macbook
Nếu bạn là người mới chuyển từ Laptop chạy Windows sang Macbook, chắc hẳn sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng bàn phím, thao tác trên Macbook có nhiều điểm khác biệt so với các dòng laptop thông thường. Bàn phím Macbook luôn là yếu tố được người dùng đánh giá rất cao, chỉ vài tổ hợp phím tắt đơn giản người dùng có thể thực hiện một chức năng nào đó bằng thao tác khá đơn giản và không mất nhiều thời gian
Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thủ thuật cùng với bàn phím ngay khi dùng máy Mac để bạn đọc mới thực hiện cảm thấy đơn giản và dễ sử dụng hơn.
1. Phím Control (trên Windows) tương đương phím Command (trên OS X)
Phím Command trên bên trái của thanh spacebar giữ tác dụng giống như gần như phím Control tại Windows. Tại đây, các thao tác văn phòng dễ của các bạn giống như Ctrl+X, Ctrl+C, Ctrl+V, sẽ được đổi gần như thành Cmd+X, Cmd+C và Cmd+V.
2. Lệnh Alt+Tab (trên Windows) tương đương Command+Tab (trên OS X)
Trong cụm phím chuyển đổi cửa sổ Alt+Tab trên Windows, ở hệ yếu tố hành OS X có phím Command cũng một lúc chiếm chức năng tương đương đối với phím Alt trong cụm phím này. Phím Command cũng nằm tại chính xác vị trí của nút Alt tại bàn phím máy tính Laptop thường gặp.
3. Mở tệp tin thông qua bàn phím
Ở Windows, có thể dễ dàng mở một tệp tin bất kỳ thông qua cách thức chọn nó, rồi trỏ phím Enter. Nhưng thao tác này ở OS X lại mở ra chức năng đổi tên (rename) với tệp tin, thay vào đó để mở tệp tin lại sử dụng lệnh Cmd+O thao tác trên Macbook.
4. Phím Home/End (trên Windows) tương đương Command + phím yếu tố hướng (OS X)
Chúng ta dùng 2 phím Home và End để lướt web, hoặc soạn thảo văn bản trên Windows, thì chắc rằng các bạn sẽ bỡ ngỡ bắt đầu chuyển sang dùng Mac bởi ở chúng không hề có 2 nút này, thay vào đó người dùng cũng có thể cộng với phím Cmd dành cho các phím điều hướng để làm thay nhiệm vụ. Cụ thể: Cmd + phím trái để thay thế với Home và Cmd + phím trên để thay thế với End
5. Phím Alt (trên Windows) tương đương với Option (trên OS X)
Phím Option chiếm chức năng khá tương đồng đối với phím Alt tại Windows, nhất là ngay khi chính nó cũng được sử dụng để tạo ra các ký tự, biểu tượng đặc biệt. Ngoài ra, phím Option vẫn còn đem đến 1 vài chức năng độc đáo tiếp theo tương tự mở ra tùy giữ Save As khi bạn bấm thu được phím này bên trong trình đơn File của nhiều chương trình phổ cập
6. Lệnh Alt+F4 (Windows) tương đương dành cho Command+W (OS X)
Lệnh Cmd+W ở máy Mac sẽ mang đến chức năng như tương ứng Alt+F4 ở Windows, dành cho phép ngắt đi mỗi cửa sổ ứng dụng ( muốn đóng hoàn toàn ứng dụng, các bạn phải nhấn Cmd+Q thay đổi do Cmd+W )
7. Thoát chương trình bắt đầu bị treo trên Macbook
Cách xử lý tình huống bị treo chương trình hoặc trình duyệt trên Windows đó là kích tổ hợp Ctrl+Alt+Del để mở ra Task Manager & End Task chúng còn đối với OS X khả năng làm yếu tố tương tự đối với tổ hợp CmD+Option+Esc
8. Phím Print Screen (trên Windows) tương đương tổ hợp Cmd+Shift+3
Print Screen ở hệ điều hành Windows trợ giúp chụp ảnh màn hình để rồi Paste ra 1 công cụ xử lý ảnh, còn đối với máy Mac thì rắc rối hơn là kích tổ hợp phím Cmd+Shift+3 để thực hiện yếu tố này
9. Phím Backspace (trên Windows) tương đương phím Delete (OS X)
Backspace là một trong những phím ấn phổ cập nhất, quan trọng là dành cho khách hàng đều đặn soạn thảo văn bản và lướt web ở Windows. Tuy nhiên bắt đầu sang OS X muốn thực hiện vấn đề này cần sử dụng phím Delete
10. Phím Delete (trên Windows) tương đương tổ hợp Fn+Del hoặc là Cmd+Del
Tổ hợp Fn+Delete giả dụ muốn xóa đi ký tự phía bên cần của dấu nháy khi soạn thảo văn mẫu và tổ hợp Cmd+Delete nếu như muốn xóa đi một tệp tin (với chức năng tương đương cho phím Delete trên Windows)
Nếu đã có iPhone, bạn nên mua MacBook
Nhận cuộc gọi từ iPhone, gửi hình bằng AirDrop là một số lợi ích khi sử dụng chung iPhone với máy tính Mac.
Cùng nằm trong hệ sinh thái của Apple, iPhone và các máy tính Mac (iMac, MacBook, Mac Pro, Mac mini) được trang bị nhiều tính năng kết nối, đồng bộ dữ liệu hữu ích mà không phải hãng nào cũng có.
Nếu đang sử dụng iPhone, đây là lý do người dùng nên chọn mua máy tính chạy macOS thay vì hệ điều hành khác.
Người dùng Mac có thể nhận cuộc gọi, tin nhắn từ iPhone. Ảnh: Pocket-lint. |
Đồng bộ cuộc gọi, tin nhắn từ iPhone
Từ năm 2014, Apple đã bổ sung cho Mac tính năng đồng bộ tin nhắn, cuộc gọi từ iPhone. Khi đăng nhập chung tài khoản iCloud, tin nhắn và nhật ký cuộc gọi trên iPhone sẽ xuất hiện trong ứng dụng Messages và FaceTime trên máy Mac.
Không chỉ hiện nội dung, cuộc gọi và tin nhắn trên iPhone có thể được nhận và gửi ngay trên máy Mac mà không cần nhấc điện thoại lên. Nếu nhận được số điện thoại trên máy tính, người dùng có thể nhấn gọi ngay thay vì phải nhập lại số trên iPhone.
Apple cho phép tùy chỉnh việc hiển thị thông báo cuộc gọi và tin nhắn, thậm chí tắt tính năng đồng bộ trên máy Mac nếu không cần thiết.
![]() |
AirDrop cho phép chuyển file giữa các thiết bị Apple, bao gồm máy tính Mac. Ảnh: iMore. |
Chuyển dữ liệu bằng AirDrop và iCloud
Một trong những tính năng phổ biến trên iPhone là AirDrop, cho phép chuyển file đến những iPhone khác. Tuy nhiên, AirDrop cũng được hỗ trợ trên macOS. Với tính năng này, người dùng có thể gửi dữ liệu từ iPhone sang máy tính Mac và ngược lại, không cần dây cáp hoặc ứng dụng hỗ trợ.
Ngoài ra, dữ liệu lưu trên iCloud cũng sẽ được đồng bộ đến tất cả thiết bị Apple, gồm máy tính Mac. Nếu bật sao lưu iCloud trên iPhone, hình ảnh và dữ liệu trên điện thoại có thể được truy cập trên máy Mac.
Ngoài AirDrop và iCloud, Apple còn trang bị tính năng tên Handoff để đồng bộ ứng dụng giữa iPhone và Mac nếu được hỗ trợ. Ví dụ nếu đang lướt web bằng Safari trên iPhone, người dùng có thể nhấn vào biểu tượng Safari trên macOS để tiếp tục truy cập trang web ấy.
![]() |
Website truy cập trên iPhone có thể được mở trên máy Mac bằng một nút bấm. Ảnh: iMore. |
Một tính năng khác là Continuity Camera cho phép người dùng chụp ảnh từ iPhone rồi chèn nhanh vào các ứng dụng trên Mac như Mail, Messages, Notes… Còn với Universal Clipboard, nội dung văn bản có thể được sao chép giữa các thiết bị.
Trên iPad, Apple còn hỗ trợ tính năng Sidecar để biến thiết bị thành màn hình ngoài cho máy Mac, mở rộng không gian làm việc.
Đồng bộ thông tin ghi chú, thanh toán
Do được tích hợp với Apple ID, dữ liệu lưu trên tài khoản cũng sẽ được đồng bộ giữa iPhone và máy Mac một cách tự động. Email, ghi chú, thông tin thanh toán và mật khẩu đều được lưu và có thể xem giữa nhiều thiết bị, giúp người dùng tiết kiệm thời gian.
Nội dung mua từ kho của Apple như sách, nhạc, phim từ iPhone cũng sẽ hiện trên máy Mac để thưởng thức. Nếu sử dụng máy Mac với chip xử lý M1, người dùng còn có thể cài ứng dụng đã mua từ iPhone rồi sử dụng trên máy mà không phải mua lại từ đầu.
Tất nhiên, có một số ứng dụng cho phép đồng bộ dữ liệu, thậm chí smartphone Android có thể đồng bộ với máy tính Windows. Dù vậy, hệ sinh thái của Apple vẫn được xem là mượt mà, hoạt động hiệu quả sau nhiều năm phát triển và nâng cấp.
ĐÁNH GIÁ APPLE MACBOOK AIR VỚI CHIP M1: CHIP MỚI NHƯNG CHẲNG CÓ GÌ PHẢI LO NGẠI
Hệ thống vi xử lý mới dựa trên ARM của Apple đã vượt quá gần như mọi sự kỳ vọng.
* VnReview xin lược dịch bài đánh giá Apple MacBook Air với chip M1 của trang TheVerge để bạn đọc tiện theo dõi.
Chiếc MacBook Air mới với chip Apple M1 quả thực là một chiến thắng vang dội.
Trong một tuần thử nghiệm, phóng viên Dieter Bohn của TheVerge đã làm mọi thứ để đẩy chiếc máy tính này cùng vi xử lý “cây nhà lá vườn” mới toanh của Apple đến giới hạn. Anh xác nhận rằng chúng đều vượt quá mọi kỳ vọng của bản thân trên hầu như mọi khía cạnh.
Bohn cho biết anh sử dụng chiếc MacBook Air mới theo đúng như cách mà chiếc máy tính này đã được thiết kế để hoạt động: một chiếc máy tính cá nhân phục vụ những công việc thường ngày. Với kiểu sử dụng này, pin của MacBook Air với chip M1 trụ được liên tục 8 tiếng, đôi lúc là 10 tiếng, sau mỗi lần sạc.
Trước khi bắt đầu đánh giá MacBook Air mới, Bohn đã liệt kê ra một danh sách những rào cản tiềm tàng mà Apple có thể gặp phải khi chuyển từ chip Intel sang vi xử lý của riêng mình. Chuyển đổi kiến trúc chip là một thách thức khó khăn và thường không diễn ra suôn sẻ. Chiếc MacBook Air mới không chỉ tránh được gần như tất cả những rào cản, mà nó còn vượt qua chúng một cách êm đềm nữa.
Tất nhiên, không phải mọi thứ đều hoàn hảo. Việc Apple không chịu nâng cấp webcam tiếp tục khiến người dùng cảm thấy khó chịu, và chạy các ứng dụng iPad trên MacBook Air dùng chip M1 cũng mang lại một trải nghiệm nửa vời. Nhưng càng dùng MacBook Air mới lâu hơn, bạn sẽ càng thấy ấn tượng theo cách mà chưa chiếc MacBook Air nào từ trước đến nay làm được.
Bohn kết luận rằng, MacBook Air với chip M1 là chiếc laptop ấn tượng nhất mà anh từng dùng trong suốt nhiều năm qua.
Phần cứng
Nhìn bên ngoài, MacBook Air mới gần như giống hệt chiếc MacBook Air dùng chip Intel mà Apple mới ra mắt hồi đầu năm nay. Nó vẫn có hình dáng cũ, vẫn màn hình 2560 x 1600 với độ sáng tối đa 400 nits, vẫn có cảm biến vân tay Touch ID, loa vẫn tốt, trackpad vẫn “to vật vã”, và vẫn là bàn phím cắt kéo được Apple “chế cháo” lại từ đời 2015.
Giá bán hiển nhiên vẫn như cũ: 999 USD cho bản RAM 8GB, bộ nhớ trong 256GB. Điều đáng nói là bản thấp nhất này bị cắt bớt một nhân trong vi xử lý đồ hoạ so với các bản đắt tiền hơn, nhưng hiệu năng đồ hoạ nhìn chung không bị ảnh hưởng nhiều lắm. Như mọi năm, bạn không thể nâng cấp được cấu hình máy sau khi đã mua.
Hàng phím chức năng của MacBook Air mới có một vài nút bấm mới
Chỉ có một điểm khác biệt về ngoại hình giữa MacBook Air mới và cũ: Apple đã đổi một vài nút bấm ở hàng phím chức năng để thay bằng các nút hữu ích hơn. Bạn sẽ có một nút tìm kiếm Spotlight (trên macOS Big Sur, Spotlight nay có thể tìm trên Google), nút Do Not Disturb (bật chế độ không làm phiền), và nút Dictation (bật chế độ đọc chính tả). Nếu trước đây bạn chưa dùng Dictation nhiều, thì bạn sẽ khá ngạc nhiên trước độ chính xác của nó (tiếng Anh).
Những khác biệt khác đều nằm bên trong. MacBook Air mới không còn quạt nữa, chỉ có một bộ tản nhiệt bằng nhôm. Nhưng kể cả khi bạn đẩy chiếc máy này đến giới hạn cực điểm của nó, máy cũng chỉ ấm lên một chút mà thôi. Apple rõ ràng biết giới hạn nhiệt đối với hệ thống của họ, và họ đã giữ cho chiếc MacBook mới không đi qua giới hạn đó.
Webcam của MacBook Air mới vẫn “lởm” như ngày nào
Không may là, trong số những thứ không thay đổi lại có webcam, vốn vẫn có độ phân giải 720p và vẫn cực tệ. Apple đã cố vay mượn một vài kỹ thuật xử lý hình ảnh thời gian thực từ iPhone để tăng cường chất lượng hình ảnh – và quả thực khuôn mặt của bạn sẽ được làm sáng tốt hơn trước đây – nhưng hầu như bạn sẽ chỉ để ý đến một điều là hình ảnh quá xấu (nhưng được thuật toán “tô son trét phấn” lên một chút để che sự xấu đó đi!)
Một sự thay đổi khác ở bên trong sẽ ảnh hưởng nhiều đến người dùng chuyên nghiệp và các nhà phát triển là Apple đã chuyển sang sử dụng kiến trúc bộ nhớ thống nhất, tức là không còn bộ nhớ đồ hoạ riêng rẽ nữa. Apple nói rằng kiến trúc này hiệu quả hơn, nhưng trong khi bản 16GB RAM không có vấn đề gì đáng nói, chẳng ai dám chắc liệu bản 8GB RAM có đủ để đáp ứng cả nhu cầu CPU lẫn GPU hay không.
Trên thực tế, Bohn cho biết anh chưa gặp bất kỳ vấn đề về hiệu năng nào trong quá trình sử dụng, bởi chiếc MacBook Air mới đơn giản là quá nhanh.
Hiệu năng
MacBook Air mới có tốc độ như một mẫu laptop thuộc phân khúc chuyên nghiệp. Nó chưa bao giờ ì ạch khi chạy nhiều ứng dụng (Bohn nói máy anh vẫn chạy tốt khi mở cả chục ứng dụng cùng lúc). Nó “kham” được cả những ứng dụng đòi hỏi nhiều tài nguyên như Photoshop và thậm chí là các ứng dụng biên tập video như Adobe Premiere mà không chút phàn nàn. Bạn có thể yên tâm mở thêm một hoặc 10 tab trình duyệt mới nếu muốn – dù cho có đang dùng Chrome đi chăng nữa.
Các laptop Windows với vi xử lý ARM từ Qualcomm nhìn chung chậm hơn, nhiều lỗi hơn, và phức tạp hơn các laptop với chip Intel. Dù Bohn đã đoán trước Apple sẽ xử lý quá trình chuyển đổi từ Intel sang ARM tốt hơn các hãng khác, anh không hề nghĩ mọi thứ lại hoạt động tốt như thế này. Việc các ứng dụng của macOS nói chung và của chính Apple nói riêng chạy mượt là điều dễ hiểu, bởi nhiều trong số chúng đã được tinh chỉnh để hoạt động với vi xử lý mới. Điều khiến bạn phải sốc là mọi ứng dụng đều chạy mượt.
Máy có 2 cổng Thunderbolt
Và cảm biến vân tay Touch ID
Thông thường, các ứng dụng được xây dựng để làm việc với một loại vi xử lý cụ thể, do đó khi chúng chạy trên một cỗ máy với một vi xử lý khác, bạn cần một vài công cụ hỗ trợ ẩn sâu bên dưới hệ thống. Trên máy Mac, công việc này được giao cho một phần mềm gọi là Rosetta 2 – thứ sẽ được cài đặt vào lần đầu tiên bạn chạy một ứng dụng viết cho chip Intel.
Không như Windows, Rosetta 2 không thực sự là một trình giả lập, nó là một trình biên dịch. Có nghĩa là các ứng dụng chạy qua Rosetta 2 sẽ khởi động lâu hơn một chút, nhưng một khi đã chạy, chúng sẽ chạy mượt. Bohn cho biết anh chưa gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan tương thích ứng dụng.
Tất nhiên, TheVerge cũng cho tiến hành một loạt các bài benchmark. Bảng bên dưới cho bạn thấy một vài kết quả thu được, nhưng chúng ta sẽ chỉ tập trung vào một kết quả thôi: tốc độ khung hình trong tựa game Shadow of the Tomb Raider. 80fps là một con số đáng nể đối với một chiếc laptop chơi game có card đồ hoạ tầm thấp, và là con số hiếm có trong lịch sử đối với một chiếc laptop có GPU tích hợp. Điều mà MacBook Air mới làm được ở đây khiến chiếc MacBook Air ra mắt vào đầu năm nay phải quỳ xuống khóc lóc thảm thiết!
Tiếp theo là một bài test xuất tập tin trong Adobe Premiere, và MacBook Air mới đánh bại những mẫu laptop Intel mới nhất có GPU tích hợp, đồng thời ngang ngửa một số mẫu laptop có GPU rời.
Thứ bạn cần chú ý không phải là những con số. Cần thừa nhận rằng chúng ấn tượng, và chúng cũng phản ánh đúng trải nghiệm thực tế của Bohn với chiếc máy tính này. Thay vào đó, bạn nên chú ý rằng cả Tomb Raider và Adobe Premiere đều chưa được tối ưu cho chip M1. Chúng đang chạy thông qua lớp biên dịch Rosetta 2. Apple từng tiết lộ rằng chip M1 được thiết kế với sự cộng tác từ nhóm Rosetta, do đó nhiều khả năng trong bản thân phần cứng mới đã được tích hợp rất nhiều tinh chỉnh tối ưu rồi.
(Tuy nhiên, có một lỗi khá lạ: Premiere mã hoá video ở mức bitrate chỉ bằng 1/2 so với mong đợi khi sử dụng varible bitrate (bitrate biến thiên) với preset YouTube 4K khi xuất tập tin. Bạn phải kéo thanh trượt đến 80 mới đạt được mức bitrate tương đương tập tin mà các máy tính Intel xuất ra ở các thiết lập mặc định. Có lẽ câu trả lời hợp lý nhất lúc này là bởi Premiere vẫn chưa chính thức được hỗ trợ trên M1)
Nếu bạn đang sử dụng một chiếc MacBook Air, chắc chắn chiếc MacBook mới này sẽ hoạt động tốt hơn xét trên mọi khía cạnh. Nó thậm chí có thể đánh bại mọi mẫu ultrabook dùng chip Intel chạy Windows, kể cả những mẫu dùng chip mới nhất.
Thời lượng pin
Apple khẳng định MacBook Air mới có khả năng chơi video trong 18 tiếng và lướt web qua mạng không dây trong 15 tiếng – rất mạnh miệng. Họ còn nói rằng thời lượng pin sẽ tốt hơn đến 50% so với chiếc Air đầu năm nay, dù viên pin của MacBook Air mới không lớn hơn trước. Tất cả là nhờ hiệu suất hệ thống được cải thiện.
Kết quả thực tế thì sao? Bohn làm việc liên tục được từ 8 – 10 tiếng, tuỳ thuộc vào mức độ sử dụng. Không hẳn là tốt hơn 50% so với chiếc MacBook Air hồi đầu năm, nhưng rất gần rồi.
Những con số trên có được thông qua việc sử dụng những ứng dụng mà thông thường Bohn vẫn dùng, bao gồm Chrome và nhiều ứng dụng khác dựa trên engine Chrome, như Slack chẳng hạn. Điều đáng nói về điều này là, với một số ứng dụng, Rosetta 2 cần thực hiện hàng loạt các tác vụ biên dịch mã thời gian thực, vốn sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn nữa.
Nếu, và khi những ứng dụng này được viết lại để trở thành những ứng dụng “universal”, hoạt động được mà không cần biên dịch trên M1, thời lượng pin chắc chắn sẽ tốt hơn.
Có thể bạn sẽ thấy lạ khi nhắc đến điều này trong phần đánh giá thời lượng pin: chiếc MacBook Air nay có thể hoạt động ngay lập tức từ chế độ ngủ, và các ứng dụng đang chạy trước khi bạn tắt máy sẽ tiếp tục công việc nhanh hơn nhiều. Một thay đổi nhỏ, nhưng khi đã dùng qua, bạn sẽ thích tắt chiếc Air thường xuyên hơn các laptop khác, bởi nó khởi động từ chế độ ngủ quá nhanh.
Nếu bạn đang phân vân giữa chiếc MacBook Pro 13-inch mới và chiếc MacBook Air này, thì thời lượng pin sẽ là yếu tố quyết định đối với hầu hết mọi người. Chiếc Pro sẽ mang lại cho bạn thêm vài giờ làm việc sau mỗi lần sạc. Nó còn có Touch Bar và màn hình sáng hơn một chút, nhưng một điểm khác biệt lớn chính là nó có quạt. Nhờ đó nó sẽ chạy các tác vụ nặng được lâu hơn.
Control Center của macOS Big Sur
Ứng dụng iOS
Một lợi thế của MacBook dùng kiến trúc vi xử lý giống iPhone và iPad là nó có thể chạy ứng dụng iPhone và iPad mà không cần cài đặt gì thêm. Bạn chỉ cần thiết lập bộ lọc trong app store của Mac để tìm kiếm chúng. Các nhà phát triển hiện vẫn chưa được phép phân phối ứng dụng iOS trực tiếp đến người dùng.
Nhưng nếu bạn đang nóng lòng mở app store của Mac để tìm các ứng dụng iOS yêu thích, hãy chuẩn bị để…thất vọng. Bấm vào tên bạn ở góc dưới bên trái, sau đó bấm vào tab “iPhone & iPad apps” để hiện ra danh sách mọi ứng dụng đã cài đặt trên các thiết bị iOS của mình.
Và điều bạn thấy ở đây là một kho abandonware (phần mềm bị nhà phát triển bỏ quên), chủ yếu là các ứng dụng từ các nhà phát triển chưa cập nhật để tương thích với các thiết bị mới. Các nhà phát triển được phép không cho ứng dụng của họ xuất hiện trên Mac, và nhiều nhà phát triển đã làm điều đó. Instagram, Slack, Gmail, và nhiều ứng dụng khác đơn giản là không hiện diện. Có lẽ các nhà phát triển này quyết định vậy vì muốn đảm bảo không mang lại cho người dùng một trải nghiệm bừa bộn, kỳ quặc trên Mac.
Bởi sử dụng các ứng dụng iOS trên Mac thực sự là một trải nghiệm hỗn độn và kỳ lạ. Apple lẽ ra nên dán thêm nhãn “beta” vào tính năng này mới đúng.
Các ứng dụng iOS trên MacBook Air với vi xử lý M1
Những ứng dụng được viết để phù hợp với các tiêu chuẩn mới nhất trên iPad sẽ hoạt động hoàn hảo. Overcast, một ứng dụng podcast, tỏ ra khá tốt và hoàn toàn sử dụng được. HBO Max thì ngược lại: nó hiện ra trong một cửa sổ bé tí mà bạn chẳng thể kéo to được, và nó cũng không cho phép bạn xem video toàn màn hình. Đùa nhau chắc?
Trải nghiệm ứng dụng iOS nhìn chung còn hơi lỗi, và Apple nói rằng những lỗi như bạn sắp nghe sẽ sớm được khắc phục: ví dụ, khi cài ứng dụng Telegram của iOS, nó sẽ hoạt động tốt trong lần đầu kích hoạt. Nhưng khi một tin nhắn mới đến, ứng dụng này sẽ mở đè lên các cửa sổ khác. Lỗi khó chịu hơn là bạn không thể xoá nó bằng cách thông thường (bấm nút X trong Launch Center). Thậm chí khi bạn đã tự xoá nó trong Finder, nó vẫn sẽ quẩn quanh và tiếp tục nhận thông báo trong vài phút cho đến khi khởi động lại máy.
Apple đã xây dựng một hệ thống mới cho mọi ứng dụng iOS hiện có trong menu Mac, gọi là “Touch Alternatives”. Nó là một loạt các nút bấm, thao tác vuốt, và những…”câu thần chú” kỳ quái để giúp các ứng dụng cần màn hình cảm ứng hoạt động được trên máy Mac. Một nước đi quái gở và cũng là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Apple đang cố luồn lách để tránh phải làm điều mà họ hiển nhiên phải làm: trang bị cho máy Mac một màn hình cảm ứng.
May mắn thay, bạn có thể mặc kệ những ứng dụng iOS kia cho đến khi các nhà phát triển tối ưu chúng cho Mac, hoặc Apple tìm ra được một cách tốt hơn để dọn dẹp đống hổ lốn họ tạo ra.
Tạm kết
Cùng thời điểm ra mắt MacBook Air mới với vi xử lý M1, Apple cũng khai tử phiên bản Air với chip Intel. Một nước đi táo bạo; MacBook Air là chiếc máy tính bán chạy nhất của Apple, và trong quý vừa qua, Apple cũng kiếm được nhiều tiền từ việc bán máy Mac hơn từ trước đến nay. Nhưng đó là quyết định đúng đắn. Chẳng có lý do gì để muốn phiên bản Intel lỗi thời kia một khi đã dùng qua phiên bản M1 mới.
Với người dùng chuyên nghiệp, vẫn có những cải tiến mà Apple cần thực hiện để tăng cường hiệu năng của mẫu MacBook Pro, phục vụ những công việc nặng nhọc. Ví dụ, bạn không thể sử dụng card đồ hoạ gắn ngoài, và bạn chỉ có thể xuất hình ảnh ra một màn hình ngoài một lúc mà thôi. Một người dùng chuyên nghiệp thực thụ cũng sẽ nhanh chóng nhận ra giới hạn của GPU tích hợp trên chip M1. Nhưng với tư cách một chiếc máy tính cho mọi người, MacBook Air không cần những điều đó. Nó có thời lượng pin rất tốt, hiệu năng tuyệt vời trong phân khúc, và bàn phím cũng không có gì để chê. Đáng tiếc là webcam của máy không đáp ứng kỳ vọng, cũng là lý do chính TheVerge không thể cho chiếc laptop này điểm số 10/10.
Quá trình chuyển đổi vi xử lý sẽ là một chặng đường nhiều khó khăn và phức tạp. Những người dùng các thiết bị đầu tiên với chip mới thường phàn nàn về lỗi ứng dụng, hiệu năng ì ạch, cùng những vấn đề kỳ lạ. Nhờ sự liên kết tỉ mỉ giữa vi xử lý mới và phần mềm, Apple đã tránh được mọi thứ.
Bạn không phải lo lắng về bất kỳ chi tiết kỹ thuật nào đã giúp chiếc MacBook Air mới vượt qua quá trình chuyển đổi một cách thành công. Đó chính là điều ấn tượng nhất trong tất cả mọi thứ liên quan chiếc laptop này.
Bởi nó đơn giản là vẫn hoạt động mượt mà như chưa có gì xảy ra cả.
TheVerge chấm điểm MacBook Air (late 2020, chip M1): 9,5/10
Ưu điểm:
– Nhanh
– Các ứng dụng viết cho chip Intel hoạt động tốt
– Thời lượng pin xuất sắc
Nhược điểm:
– Webcam “lởm”
– Các ứng dụng iOS chưa “ngon”
– Apple, hãy thừa nhận đi: máy Mac sẽ tốt hơn nhiều nếu có màn hình cảm ứng!
Mời bạn tham gia Group Cộng đồng VnReview để thảo luận và cập nhật tin tức công nghệ, sản phẩm.
Minh.T.T
Máy tính Apple 45 năm tuổi có giá gần bằng xe sang Porsche
Trong phiên đấu giá được tổ chức bởi RR Auction, chiếc máy tính đầu tiên của Apple được mô tả là hoạt động bình thường, đầy đủ phụ kiện với chữ ký của đồng sáng lập Steve Wozniak trên hộp.
Trọn bộ máy tính Apple-1 được bán với giá hơn 736.000 USD. Ảnh: RR Auction. |
RR Auction ước tính rằng sản phẩm sẽ được đấu giá vào khoảng 400.000 USD. Tuy nhiên thực tế, chủ sở hữu chiếc máy này đã trả số tiền lên đến 736.862,5 USD, gần bằng một chiếc Porsche Mirage GT.
Theo 9to5mac, đây là một trong những chiếc Apple-1 còn hoạt động được đấu giá cao nhất từ trước đến nay. Năm 2018, một chiếc Apple-1 từng được bán với giá hơn 800.000 USD. Còn năm ngoái, trọn bộ máy tính Apple-1 đặt trong hộp gỗ, có màn hình và một số phụ kiện được trả giá đến 1,75 triệu USD trên eBay.
Chiếc Apple-1 được đấu giá lần này đã được khôi phục về trạng thái tốt nhất bởi chuyên gia Corey Cohen. Ngoài hộp đựng và bo mạch máy tính, bộ sản phẩm còn gồm mạch chuyển đổi cassette (ACI), sách hướng dẫn (cho máy tính và ACI), bàn phím Datanetics vỏ gỗ, màn hình Sanyo và máy cassette của Panasonic.
![]() |
Chữ ký đồng sáng lập Steve Wozniak trên hộp là điểm đặc biệt của sản phẩm. Ảnh: RR Auction. |
Ra đời từ năm 1976, Apple-1 là sản phẩm đầu tiên trong lịch sử Apple. Thiết bị này được hình thành từ ý tưởng của Steve Jobs, đồng sáng lập Steve Wozniak đã tự tay thiết kế và chế tạo thủ công.
Bên cạnh chiếc Apple-1 đặc biệt, một tấm giấy vẽ sơ đồ cấu trúc, lập trình cho máy tính Apple II bản thử nghiệm của Steve Wozniak đã được RR Auction bán với giá 630.272 USD.
Mua hết dòng sản phẩm Apple tốn bao nhiêu tiền?
Bạn sẽ mất cả một số tiền khổng lồ nếu muốn trở thành người sở hữu những sản phẩm đắt nhất, hiện đại nhất của Apple.
Hãy tưởng tượng bạn là một fan Apple “tối thượng”, luôn muốn sở hữu những sản phẩm hay dịch vụ tốt nhất của hãng. Bạn cũng có một túi tiền không đáy, và có thể mua tất cả những gì mình muốn.
Apple luôn là một thương hiệu sản phẩm đắt tiền, dù hãng đã cố gắng thay đổi cách tiếp cận trong vài năm nay với những mẫu iPhone giá rẻ như iPhone SE, có giá 399 USD. Vậy nếu sở hữu những sản phẩm tốt nhất của họ, bạn sẽ tốn bao nhiêu tiền?
iPhone 12 Pro Max và iPad
Hãy bắt đầu bằng chiếc iPhone đắt nhất hiện nay, với những tính năng như kết nối 5G hay camera được nâng cấp. Mẫu iPhone 12 Pro Max với dung lượng 512 GB có giá 1.399 USD.
Tất nhiên, chỉ mua máy không thì không đủ. Bạn nên mua thêm gói bảo hiểm AppleCare+ để nâng thời gian bảo hành, và có bồi thường trong trường hợp mất, bị lấy cắp với giá 269 USD. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sở hữu thêm bộ sạc MagSafe (39 USD) cùng vỏ hỗ trợ (49 USD) để tận hưởng tính năng mới nhất của iPhone 12.
iPhone 12 Pro Max có giá khởi điểm 1.099 USD, nhưng bản cao nhất cùng gói bảo hiểm sẽ khiến bạn tốn hơn 1.700 USD. Ảnh: Lê Trọng. |
Mức giá tổng cộng những lựa chọn này là 1.756 USD.
Nếu muốn màn hình lớn hơn, bạn có thể chọn iPad Pro 12,9 inch (1.649 USD). Phụ kiện cho chiếc iPad gồm bàn phím kèm bao da (349 USD), bút Pencil (129 USD), bao đựng (99 USD), ba lô (99 USD). Thêm gói AppleCare+ (129 USD), tổng giá trị của chiếc iPad là 2.583 USD.
Apple Watch mới nhất
Từ khi ra mắt, Apple vẫn thỉnh thoảng đưa ra các mẫu Apple Watch xa xỉ, kết hợp với những thương hiệu thời trang như Hermès với mức giá tới hàng chục nghìn USD. Tuy nhiên, giả sử mua trực tiếp từ Apple Store thì mẫu Apple Watch Series 6 đắt nhất chỉ có giá 1.499 USD.
![]() |
Apple đã định hướng Apple Watch thành mặt hàng xa xỉ từ những thế hệ đầu, khi kết hợp với các thương hiệu như Hermès. Ảnh: Haute Time. |
Chiếc đồng hồ có kích thước 44 mm, vỏ thép, dây da màu đen và khóa từ bộ sưu tập Apple Watch Hermès. Cộng thêm gói AppleCare+ với giá 149 USD, tổng giá trị của sản phẩm là 1.648 USD.
Những chiếc Mac đắt tiền
Chiếc máy tính đắt nhất của Apple là Mac Pro với giá khởi điểm 5.999 USD. Tuy nhiên, với những tùy chọn cao cấp nhất, bạn sẽ phải bỏ ra hơn 54.000 USD nữa.
Các tùy chọn bao gồm vi xử lý Intel Xeon W 28 nhân (7.000 USD), RAM 1,5 TB (25.000 USD), 2 card đồ họa Radeon Pro Vega II Duo (10.800 USD), bộ nhớ trong 8 TB (2.600 USD), card Afterburner riêng để xử lý video (2.000 USD), bánh xe (400 USD), các phụ kiện Magic Mouse 2 và Magic Trackpad 2 (149 USD).
Đừng quên tính các phần mềm bản quyền để dựng video, biên tập âm thanh như Final Cut Pro và Logic Pro (499 USD).
Tất nhiên, mua máy tính xong bạn vẫn cần màn hình. Chiếc màn Pro Display XDR 32 inch, độ phân giải Retina 6K với kính phủ nano có giá 5.999 USD. Chân đế màn hình được bán riêng với giá 999 USD. Nếu muốn gắn vào tường, bạn có thể mua bộ chuyển đổi có giá 999 USD. Tùy chọn bao gồm gói AppleCare+ (798 USD) và dây cáp (129 USD).
Với tất cả những tùy chọn, nâng cấp, mức giá tổng cho chiếc Mac Pro “đụng nóc” và màn hình Pro Display XDR là 62.571 USD.
![]() |
Mac Pro và XDR Display, bộ đôi có thể khiến bạn tiêu tốn tới hơn 60.000 USD. Ảnh: The Verge. |
Tuy nhiên, bộ đôi đó chỉ để làm việc tại nhà hoặc văn phòng. Bạn sẽ cần một chiếc MacBook để mang theo mình, và mẫu đắt nhất là MacBook Pro 16 inch (2.799 USD).
Với các tùy chọn nâng cấp bao gồm vi xử lý Intel Core i9 (200 USD), bộ nhớ RAM 64 GB (800 USD), card đồ họa AMD Radeon Pro 5600M (700 USD), bộ nhớ trong 8 TB (2.200 USD), hai phần mềm của Apple (Final Cut Pro giá 299,99 USD và Logic Pro giá 199,99 USD), chiếc MacBook có giá 7.198 USD.
Bạn cũng nên có phụ kiện bao gồm dây USB-C sang Lightning để cắm iPhone và một cáp USB thường (36 USD), bao da cho máy (199 USD), bàn phím (129 USD), chân đế (79,95 USD). Apple còn bán cả camera theo dõi chuyển động thay cho chuột (994,95 USD). Thêm gói Apple Care+ (379 USD), bạn sẽ phải bỏ tổng cộng 9.016 USD cho chiếc MacBook.
Nghe nhạc, xem phim thì sao?
Có thể bạn không nhớ ra, nhưng Apple vẫn đang bán iPod Touch bản 2019 với giá 299 USD cho bộ nhớ 256 GB. Thêm vỏ bảo vệ 30 USD và AppleCare+ (59 USD), tổng giá cho chiếc iPod Touch là 488 USD.
Apple sở hữu cả Beats và có rất nhiều lựa chọn tai nghe. AirPods Pro là chiếc tai không dây hoàn toàn với mức giá 249 USD, và sẽ tốn 278 USD nếu thêm gói bảo vệ.
Nếu AirPods Pro không đủ đáp ứng nhu cầu của bạn, Apple cũng có lựa chọn cao cấp hơn là AirPods Max, tai nghe dạng chụp với chất lượng và khả năng cách âm vượt trội. Mức giá của nó là 549 USD, và sẽ là 608 USD nếu thêm gói bảo hiểm.
![]() |
Chiếc tai nghe mới nhất của Apple có giá 549 USD. Ảnh: The Verge. |
Tai nghe là chưa đủ, và nếu bạn cần loa thì Apple cũng có chiếc HomePod với trợ lý ảo Siri. Mức giá của HomePod là 299 USD, cộng thêm 39 USD cho gói AppleCare+.
Để kết nối với TV, lựa chọn tốt nhất là đầu phát Apple TV với giá 199 USD (228 USD khi thêm gói bảo hiểm). Đáng tiếc là Apple chưa tự làm TV, nên bạn vẫn sẽ phải chọn một chiếc từ những thương hiệu như Sony hay Samsung.
Các gói dịch vụ của Apple
Vài năm nay, Apple đã mở rộng mảng kinh doanh với hàng loạt dịch vụ mới như Apple TV+, Arcade, News+, Fitness+ và iCloud. Bạn có thể tiết kiệm một chút nếu mua gói tổng hợp Apple One, đắt nhất là 29,95 USD/tháng cho tất cả dịch vụ nói trên. Như vậy, mỗi năm bạn sẽ mất 359 USD.
Với tất cả sản phẩm và dịch vụ nói trên, bạn sẽ tốn tổng cộng 79.875,26 USD để trở thành fan Apple “tối thượng”. Một khi đã đầu tư ngần đó tiền cho Apple, có thể bạn cũng sẽ sử dụng thẻ tín dụng Apple Card, với mức hoàn tiền 3% cho giao dịch. Nhờ đó, bạn sẽ tiết kiệm được 2.396,25 USD.
Có nên mua MacBook Pro 13 inch 2020 hay không?
Apple đã hoàn thành quá trình chuyển đổi sang bàn phím Magic Keyboard mới với đợt nâng cấp MacBook Pro 13 inch khó hiểu. Nó có 2 phiên bản: một bản thấp cấp và một bản cao cấp. Vậy MacBook Pro 13 inch 2020 có thực sự dành cho bạn?
Có nên mua chiếc MacBook Pro 13 inch 2020 hay không?
Dù không nhắc đến, thế nhưng, có vẻ như Apple đang chia MacBook Pro 2020 thành 2 phiên bản khác nhau.
Phiên bản thấp cấp có giá khởi điểm từ 1.299 USD (khoảng 30,4 triệu đồng), sử dụng bộ xử lý cũng như linh kiện bên trong tương tự mẫu 2018, ngoại trừ việc nâng gấp đôi bộ nhớ, lên mức 256GB. Tất cả những mẫu MacBook Pro 13 inch 2020 đều sẽ được trang bị bàn phím Magic Keyboard mới, sử dụng cơ chế cắt kéo, có phím Escape vật lý và cụm phím điều hướng hình chữ “T”.
Việc thay thế bàn phím cánh bướm bằng một cơ chế switch mới rõ ràng là một điều rất tốt. Bàn phím này lần đầu xuất hiện trên MacBook Pro 16 inch và người dùng rất mong chờ Apple đưa nó đến những mẫu 13 inch.
Phiên bản cao cấp hơn có giá khởi điểm từ 1.799 USD (tương đương 42,1 triệu đồng) và được trang bị những bộ xử lý Core i5 và Core i7 thế hệ 10. Phiên bản này cũng sẽ có đồ họa Intel Iris Plus mới nhất, bộ nhớ lưu trữ 512GB, 4 cổng Thunderbolt 3 cùng 16GB RAM LPDDR4X bus 3.733 MHz, tùy chọn tối đa lên đến 32GB.
Cả 2 phiên bản đều có thể tùy chỉnh, nhưng lại riêng biệt. Chẳng hạn, bạn không thể bổ sung bộ nhớ nhanh hơn so phiên bản thấp cấp.
Trong khi đó, bạn có thể tùy chọn tối đa cho chiếc MacBook Pro 13 inch này với bộ xử lý Intel Core i7 thế hệ 10, 4 nhân, xung nhịp 2,3GHz, 32GB RAM LPDDDR4X cùng bộ nhớ trong 4TB.
Dẫu vậy, sẽ không có phiên bản MacBook Pro 14 inch nâng cấp, sử dụng linh kiện tương tự phiên bản 16 inch. Về căn bản, MacBook Pro 13 inch 2020 là một bản cập nhật được thiết kế nhằm mang đến bàn phím Magic Keyboard mới cũng như nâng cấp bộ nhớ lưu trữ cho phiên bản tiêu chuẩn.
Những CPU Intel thế hệ 8 và thế hệ 10
Bạn có thể tự hỏi tại sao MacBook Pro 13 inch 2020 vẫn sử dụng CPU thế hệ thứ 8 ra mắt từ năm 2018. Trên thực tế, vấn đề này liên quan đến Intel nhiều hơn là Apple.
Đầu tiên, những con chip di động thế hệ 10 của Intel được phát triển dựa trên kiến trúc 10nm. Chúng nhanh hơn một chút và được tích hợp đồ họa onboard tốt hơn. Tuy nhiên, chúng cũng đắt đỏ hơn. Những chiếc laptop sử dụng các con chip Intel thế hệ 10 thường cao hơn khoảng 150 USD. Đó là lý do tại sao phiên bản trang bị con chip Intel Core i5 thế hệ 10 lại đắt hơn rất nhiều, với mức giá từ 1.799 USD.
Theo YouTuber Dave Lee, hiệu năng trên những con chip Intel thế hệ 10 không được cải thiện quá nhiều. Intel tập trung chủ yếu vào tiến trình 10nm mới và cải thiện hiệu năng đồ họa onboard tích hợp. Tốc độ đồ họa (GPU) trên các con chip thế hệ 10 nhanh hơn khoảng 50% – 60% so với thế hệ 8 trước đó.
Đối với hiệu năng CPU, một bộ xử lý Core i5 thế hệ 8 đạt 936 điểm đối với đơn nhân và 3.978 điểm cho đa nhân. Trong khi đó, con chip Core i5 thế hệ 10 lại đạt số điểm lần lượt là 1.092 và 4.109 cho đơn và đa nhân. Con số hiệu năng này thậm chí chênh lệch chưa quá 10% khi so với con chip 2 tuổi kia.
Dựa trên điểm benchmark cùng những thử nghiệm thực tế từ Dave Lee, bạn sẽ khó có thể nhận thấy sự khác biệt về hiệu năng giữa giữa các CPU laptop thế hệ 8 và 10, dĩ nhiên là ngoại trừ việc xử lý các tác vụ nặng về đồ họa.
Những ai nên mua MacBook Pro 13 inch 2020?
Nếu đang đợi chờ một chiếc MacBook Pro 13 inch có bàn phím Magic Keyboard thì đây là sản phẩm bạn nên mua ngay. Với phiên bản 1.299 USD, bạn sẽ mặc định có bộ nhớ 256GB.
Nó vẫn được trang bị CPU Intel Core i5 4 nhân, xung nhịp 1,4GHz, có thể xử lý một số tác vụ chuyên sâu. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có màn hình Retina sáng hơn với độ sáng 500 nits cùng dải màu P3. Bộ xử lý này có thể xử lý nặng và nhanh hơn nhiều so với tên MacBook Air.
Nếu dự định sử dụng các ứng dụng chuyên nghiệp, như Logic Pro, Final Cut Pro X, Photoshop, Xcode hay Illustrator, chiếc MacBook Pro mới vẫn có thể đảm nhiệm tốt, nhưng sẽ không quá mạnh mẽ.
Nếu không đặt toàn bộ trái tim cho MacBook Pro 13 inch, bạn có thể chọn mua MacBook Air 2020 hoặc MacBook Pro 16 ich 2019.
Dựa trên giá tiền, phiên bản MacBook Pro 13 inch thấp cấp sẽ rất gần với MacBook Air, trong khi phiên bản cao cấp lại gần giống MacBook Pro 16 inch.
Có nên mua chiếc MacBook Air thay vì MacBook Pro 13 inch thấp cấp?
MacBook Air rõ ràng là một thiết bị tuyệt vời với giá chỉ 999 USD (khoảng 23,4 triệu đồng), nhưng lại tồn tại một vấn đề lớn: không được thiết kế cho các tác vụ đòi hỏi về bộ xử lý. Nếu đẩy lên một chút (đặc biệt là phiên bản Core i3 cơ bản), bạn sẽ bắt đầu thấy sự giật lag.
MacBook Air có một thông số cấu hình phù hợp, được gói gọn trong một cỗ máy giá rẻ. Nếu không phải thực hiện bất kỳ các tác vụ đòi hỏi CPU nào, chẳng hạn như chỉnh sửa video 1080p trong iMovie, bạn có thể chọn MacBook Air. Nó có thể xử lý các nhiệm vụ thông thường như lướt web hay những tác vụ làm việc nhẹ nhàng.
Bên cạnh đó, với phiên bản 1.299 USD, bạn sẽ có 512GB bộ nhớ (gấp đôi so với con số 256GB của MacBook Pro), bộ xử lý Core i5 thế hệ 10, RAM DDR4X và đồ họa Iris Plus nhanh hơn. Để có những thông số này trên MacBook Pro, bạn sẽ phải chi 1.799 USD.
MacBook Air 2020 là một chiếc laptop phù hợp cho nhu cầu sử dụng hàng ngày của Apple. Nếu bạn muốn thứ gì đó mạnh mẽ hơn, thì đó là nơi MacBook Pro xuất hiện.
Có nên mua chiếc MacBook Pro 16 inch thay vì MacBook Pro 13 inch cao cấp?
Nếu đang cân nhắc đến phiên bản MacBook Pro 13 inch giá 1.799 USD, hãy xem xét đến MacBook Pro 16 inch. Phiên bản cơ sở với giá khởi điểm 2.399 USD (khoảng 56,1 triệu đồng) được trang bị bộ xử lý Intel Core i7 thế hệ 9, 6 nhân, xung nhịp 2,6GHz. Bạn cũng có thêm bộ xử lý đồ họa AMD Radeon Pro 5300M với mức VRAM 4GB. Đi cùng với đó là dung lượng RAM 16GB DDR4 cũng như bộ nhớ lưu trữ 512GB. Dĩ nhiên, bạn cũng có thêm màn hình Retina 16 inch.
Thêm vài trăm đô-la, bạn sẽ sở hữu một cỗ máy có hiệu năng mạnh mẽ hơn nhiều. Với việc giảm giá hoặc mua một mẫu tân trang, bạn có thể sở hữu nó với giá rẻ hơn, gần hơn với chiếc MacBook Pro 13 inch cao cấp.
Có nên mua MacBook Pro 13 inch 2020?
Nếu đang tự hỏi có nên mua MacBook Pro 13 inch 2020 hay không, bạn nên cân nhắc những điều sau.
Đầu tiên, bạn có chắc rằng MacBook Air 2020 không đủ với bản thân? Nếu chỉ cần lướt web và làm các công việc văn phòng, chiếc MacBook Air với tùy chọn Core i5 có giá 1.099 USD có thể sẽ phù hợp với bạn.
Tuy nhiên, nếu chắc chắn rằng bạn có thể đạt mức giới hạn nhiệt của MacBook Air khá nhanh, hãy cân nhắc đến chiếc MacBook Pro 16 inch. Nó sẽ mang đến cho bạn một sự tăng cường lớn về hiệu năng mà không tốn quá nhiều tiền. Nếu không bận tâm đến việc chi ra 2.399 USD cũng như trọng lượng nặng hơn một chút, hãy chọn MacBook Pro 16 inch.
Dẫu vậy, nếu nhu cầu của bạn nằm đâu đó ở giữa 2 phiên bản này (chẳng hạn như có thể đạt được giới hạn nhiệt trên MacBook Air nhưng không muốn chi ra 2.399 USD cho một chiếc laptop), thì hãy cân nhắc đến một trong những tùy chọn MacBook Pro 13 inch.
Phiên bản cơ sở với giá 1.299 USD là vừa đủ đối với hầu hết các chuyên gia. Mặc dù vậy, nếu dự định thực hiện các tác vụ đòi hỏi đến sức mạnh của bộ xử lý, bạn nên chi ra 1.799 USD để nâng cấp các linh kiện bên trong. Phiên bản càng đắt tiền, cỗ máy mà bạn sở hữu sẽ được nâng cấp lên GPU tốt hơn cũng như tốc độ RAM nhanh hơn.